Kính gửi Quý Khách hàng,
Liên quan đến Covid-19, chúng tôi xin phép được chia sẻ một số thông tin về Luật và văn bản hướng dẫn để quý khách hàng tham khảo.
1. Giải
quyết chế độ BHXH đối với người lao động bị buộc thực hiện biện pháp cách ly y
tế phòng dịch viêm đường hô hấp cấp chủng mới Corona (Căn cứ theo Công văn số
422/BHXH-CSXH ngày 13/02/2020, theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 101/2010/NĐ-CP và Luật
BHXH):
Điều
kiện |
Quyền lợi hưởng |
Hướng dẫn |
Người lao động có giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH theo quy định của Bộ Y Tế |
Người lao động được hưởng chế độ ốm đau được quy
định theo Luật BHXH |
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người bị cách ly y tế và mắc bệnh truyền nhiễm: - Trường hợp điều trị nội trú: + Giấy ra viện; - Trường hợp điều trị ngoại trú: + Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc + Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. |
2.
Điều
kiện |
Nội
dung |
Ghi
chú |
Doanh nghiệp thuộc các ngành nghề dịch vụ vận tải hành khách,du lịch, lưu trú, nhà hàng và các ngành nghề đặc biệt khác gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra, dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động: - Trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên, hoặc - Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) |
- Tạm dừng đóng BHXH (quỹ hưu trí và tử tuất) là 22% - Doanh nghiệp phải đóng BHXH là 10% |
Kết thúc thời gian tạm dừng đóng (hết tháng 6/2020), doanh nghiệp đóng đủ các quỹ liên quan BHXH và bao gồm đóng bù các quỹ hưu trí và tử tuất của thời gian tạm dừng đóng trước đó và không tính lãi phạt chậm nộp |
3. Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 (Theo Công văn số 245/TLĐ, ngày 18/03/2020)
Điều
kiện |
Nội
dung |
Ghi
chú |
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và phải cho lao động nghỉ việc, bao gồm: - Ít nhất 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trở lên phải tạm thời nghỉ việc |
Lùi thời điểm đóng kinh phí Công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đến ngày 30/6/2020.
|
Nếu sau thời điểm này dịch Covid-19 chưa thuyên giảm và doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn thì Tổng Liên Đoàn xem xét, xác định và chịu trách nhiệm về việc quyết định được lùi thời điểm đóng Kinh phí công đoàn
|
4.Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuế đất (Căn cứ theo Nghị định số 41/2020/ND-CP, ngày 08/04/2020)
Đối tượng
áp dụng |
Nội
dung |
Thời
gian gia hạn |
Doanh nghiệp, tổ chức (được hiểu là "người nộp thuế”) hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế được đề cập tại điều 2 của Nghị định số 41/2020/ NĐ-CP |
1. Thuế GTGT (trừ thuế GTGT khâu nhập khẩu): - Trường hợp kê khai thuế GTGT theo tháng: Thuế GTGT phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2020 - Trường hợp kê khai thuế GTGT theo quý: Kỳ tính thuế quý 1 và quý 2 năm 2020 2. Thuế Thu nhập doanh nghiệp (CIT) - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp theo quyết toán của kỳ tính thuế năm 2019 - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý 1 và quý 2 của kỳ tính thuế năm 2020 … |
Thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế GTGT và Thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Thời hạn nộp thuế GTGT của tháng, quý được gia hạn như sau: ● Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9/2020. ● Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 4/2020 chậm nhất là ngày 20/10/2020. ● Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 5/2020 chậm nhất là ngày 20/11/2020. ● Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 6/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020. ● Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 1/2020 chậm nhất là ngày 30/9/2020. Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 2/2020 chậm nhất là ngày 30/12/2020. |
5.
-
Đối với Người lao động:
Nội dung
Chính sách hỗ trợ Thời gian hỗ trợ
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương
1.800.000 đồng/người/ tháng
Theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch
Tính từ ngày 01/04/2020 và không quá 3 tháng
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm
1.000.000 đồng/người/ tháng
Trả hàng tháng, tùy vào tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng.
Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020
-
Đối với Người sử dụng lao động:
Điều kiện
Hỗ trợ
Thời hạn vay
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3, điều 98 của Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020
Vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0% tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc
Thời hạn vay tối đa 12 tháng
6. Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật lao động trong mùa dịch Covid-19
Hiện nay, trước diễn biến của dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang đứng trước một cơn khủng hoảng lớn chưa từng có tiền lệ. Phần lớn các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, đều chịu một sức ép để giải bài toán về kinh tế, cân đối dòng tiền và các ứng xử cần thiết, phù hợp với người lao động. Theo đó, có một số phương án mà các doanh nghiệp này đã và đang chọn lựa, áp dụng như sau:
- Cắt giảm nhân sự dưới hình thức nghỉ việc tạm thời, không chấm dứt Hợp đồng lao động ("HĐLĐ”) như: (i) Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, (ii) Ngừng việc, và (iii) Nghỉ không hưởng lương.
- Cắt giảm nhân sự dưới hình thức cho người lao động ("NLĐ”) nghỉ việc, đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
- Chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ.
- Cắt giảm tiền lương, tiền thưởng của NLĐ do tình hình khó khăn của dịch bệnh.
Chúng tôi lưu ý rằng, dù thực hiện phương án nào trong bốn (04) phương án trên, doanh nghiệp tốt nhất cần đạt được thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ trước khi thực hiện nhằm tránh những tình huống pháp lý đáng tiếc xảy ra.
Theo đây, bạn có thể tham khảo Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 liên quan xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động mà các doanh nghiệp có thể mắc phải trong mùa dịch Covid-19.