Những nỗi sợ của một nhân viên mới doanh nghiệp cần thấu hiểu

HO CHI MINH 2787

Khi mới gia nhập công ty, bất kỳ nhân viên nào cũng cảm thấy bỡ ngỡ và dè dặt với nhiều nỗi sợ. Nếu doanh nghiệp không nắm bắt được tâm lý của họ, chắc chắn doanh nghiệp sẽ lại bỏ lỡ những nhân viên tiềm năng.

 

Vậy những nỗi sợ đó là gì? Hãy cùng HR2B tìm hiểu qua bài viết!
 
Đặt câu hỏi
 
Đặt câu hỏi để hiểu về công việc cũng như văn hóa công ty. Trong doanh nghiệp, nhân viên mới chính là những người lúng túng với những điều mới mẻ. Mọi thứ vừa mới bắt đầu, đụng đâu hỏi đó là chuyện không tránh khỏi.
 

Nhân viên mới thường lúng túng với nhiều câu hỏi - Ảnh: Internet.
 
Để giúp nhân viên mới vượt qua nỗi sợ này, người quản lý nên:
 
  • Luôn thể hiện thái độ vui vẻ, sẵn sàng giải đáp mọi khúc mắc của nhân viên, từ đó khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi càng nhiều càng tốt.
  • Tích cực đưa ra những lời khuyên, lời khen cũng như ghi nhận đóng góp của nhân viên.
  • Trao đổi với nhân viên cũ hỗ trợ nhân viên mới, chia sẻ giúp nhân viên mới thoải mái đặt câu hỏi với nhân viên cũ, thay vì trực tiếp với cấp trên.
  • Cung cấp cho nhân viên mới tất cả tài liệu về quy trình làm việc cũng như văn hóa công ty để họ hiểu, từ đó có căn cứ đặt câu hỏi.
  • Tổ chức các buổi workshop, tạo cơ hội cho nhân viên mới giao lưu, chia sẻ những thắc mắc với các nhà quản lý.
 
Sợ bị từ chối
 
Nhân viên mới thường ít kinh nghiệm và kỹ năng, không tự tin thể hiện bản thân hay dám can đảm đề xuất những ý tưởng hay ho. Họ sợ bị cấp trên đánh giá hay bác bỏ ý kiến, từ đó bị động trong công việc, hạn chế sự thăng tiến nghề nghiệp.
 

Nhân viên mới ít kinh nghiệm thường ngại đề xuất ý tưởng vì sợ bị sếp bác bỏ - Ảnh: Internet.
 
Để giúp nhân viên mới phần nào thoát khỏi tâm lý này, quản lý cần:
 
  • Thể hiện thái độ niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ cũng như ghi nhận ý kiến nhân viên.
  • Tổ chức các chương trình thuyết trình để nhân viên có cơ hội phát biểu hoặc trình bày ý tưởng.
  • Khuyến khích nhân viên mới tham gia các dự án để thể hiện năng lực của bản thân.
 
Sợ làm sếp thất vọng
 
Nhân viên mới, đặc biệt là sinh viên vừa mới ra trường, bước chân từ giảng đường qua môi trường công sở, không tránh khỏi những lo lắng, trăn trở liệu mình có đáp ứng được kỳ vọng của sếp hay không.
 
Điều này phần nào khiến họ lúng túng hơn, kém tập trung, hiệu suất công việc giảm.
 
Sợ giao tiếp với cấp trên
 
Cấp trên thường có một cái uy lực nào đó khiến nhân viên mới rụt rè, né tránh, không dám làm việc trực tiếp, đặc biệt là những người lãnh đạo cấp cao.
 
Doanh nghiệp nên:
 
  • Triển khai các bữa trưa vui vẻ, trao đổi các vấn đề gần gũi để nhân viên có cơ hội tương tác với trưởng phòng, cấp trên, CEO,...
  • Tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp tăng sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau cũng như giữa nhân viên mới với cấp trên.

Hữu ích?
0 0 NAN 5 0



Liên hệ tư vấn


Quý công ty quan tâm đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự, dịch vụ tính lương, thuê ngoài nhân sự của HR2B. Vui lòng gửi thông tin đến email contact@hr2b.com.

Liên hệ nhanh


Share on network
Top page