Những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đặc biệt con số sinh viên mới ra trường không có việc làm ngày càng lớn. Để tránh rơi vào số đông đó, bạn cần xác định được những nhóm ngành nào đang thiếu nhân lực, từ đó định hướng đường đi phù hợp.
1. Công nghệ thông tin
Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi luôn cần một lượng lớn nhân lực trong lĩnh vực IT. Tuy nhiên, số lượng sinh viên ngành này lại không đủ để đáp ứng nhu cầu đó.
Nếu bạn thực sự mong muốn được làm việc trong lĩnh vực này, hãy luôn theo đuổi và nỗ lực trau dồi kiến thức.
Công nghệ thông tin là nhóm ngành hot nhất nhưng lại có nguy cơ khan hiếm nhân lực - Ảnh: Internet.
2. Marketing
Marketing luôn giữ vai trò then chốt đối với thành công của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt là ngành Digital Marketing trong bối cảnh công nghệ số luôn có nhu cầu tuyển dụng cực kỳ cao.
Tuy nhiên, số lượng sinh viên theo học marketing lại khá hạn chế. Vì vậy, ngành này được đánh giá là miếng mồi ngon cho sinh viên nếu biết tận dụng và nắm bắt thời cơ.
3. Ngôn ngữ Anh
Việt Nam cũng nằm trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn thế giới, mà tiếng Anh lại là ngôn ngữ thông dụng nhất giữa các đối tác nước ngoài.
Tiếng Anh được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiên trên thực tế, năng lực tiếng Anh của nguồn nhân lực Việt còn khá hạn chế, đặc biệt là giao tiếp.
4. Xây dựng
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng,...
Sự phát triển mạnh của cơ sở hạ tầng khiến ngành xây dựng khan hiếm nhân lực - Ảnh: Internet.
Điều này kéo theo nhu cầu lớn về nhân lực tư vấn thiết kế, kỹ sư xây dựng, giám sát công trình,... Năm 2023 vẫn được đánh giá là một năm khan hiếm nhân lực trong mảng này.
5. Quản trị kinh doanh
Sức nóng của ngành quản trị kinh doanh chưa bao giờ hạ nhiệt. Doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến hoạt động quản trị, vì vậy nguồn nhân lực trong mảng này cực kỳ đắt giá.
6. Công nghệ thực phẩm
Nhu cầu ăn uống luôn tăng cao, con người có điều kiện kinh tế tốt hơn, họ thường quan tâm đến nguồn thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, vì vậy yêu cầu về chất lượng thực phẩm ngày một khắt khe hơn.
Mặc dù Việt Nam không thiếu nhân lực trong ngành công nghệ thực phẩm, nhưng lại khan hiếm nguồn lao động có chuyên môn cũng như hiểu biết sâu rộng về ẩm thực. Trong khi thế hệ trẻ hiện đại lại ít quan tâm đến lĩnh vực này.
Vì vậy, trong năm 2023, công nghệ thực phẩm vẫn là ngành thiếu hụt nhân lực trầm trọng.