Mẹo nắm bắt tâm lý ứng viên trong tuyển dụng

HO CHI MINH 1479
Việc hiểu được tâm lý ứng viên trong một cuộc phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi chính xác và chọn được những ứng viên phù hợp nhất với doanh nghiệp. Dưới đây là một số bí quyết đọc tâm lý ứng viên giúp nhà tuyển dụng làm việc có hiệu quả nhất.
 
Quan sát kỹ ngôn ngữ cơ thể
 
Khi phỏng vấn, bên cạnh việc nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi liên tục thì cần kết hợp quan sát ngôn ngữ cơ thể của ứng viên để đánh giá về phong thái và cách trả lời của ứng viên, thể hiện được sự tự tin cũng như kỹ năng giao tiếp của họ.
 

Quan sát ngôn ngữ cơ thể để xem phong thái và sự tự tin của ứng viên. (Ảnh: Internet)
 
Bạn cần để ý xem mắt ứng viên có nhìn thẳng khi nói và những điều họ nói thể hiện qua ánh mặt có chân thực hay không, có gì đó dối trá hay lúng túng trong ánh mắt và ngôn từ hay không.
 
Bên cạnh đó, một ứng viên tự tin, nghiêm túc với buổi phỏng vấn sẽ có khuôn mặt vui vẻ, nụ cười sáng, lưng ngồi thẳng hoặc hơi cúi về trước. 
 
Bắt tay với ứng viên
 
Việc nhà tuyển dụng bắt tay với ứng viên sẽ giúp bạn có thể quan sát biểu hiện sắc mặt cũng như trạng thái tinh thần của ứng viên. Nếu ứng viên là người tự tin, thoải mái thì tay họ ấm, khô. Ngược lại, người ứng viên sẽ cảm thấy căng thẳng, bàn tay sẽ lạnh, đổ mồ hôi.
 
Đặt một số câu hỏi 
 
Việc đặt câu hỏi luôn hiệu quả khi phỏng vấn, không chỉ giúp đánh giá năng lực ứng viên mà còn giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tâm lý ứng viên cũng như đánh giá được năng lực hành vi cảm xúc của họ.
 

Mẹo nắm bắt tâm lý ứng viên bằng việc đặt câu hỏi. (Ảnh: Internet)
 
Câu hỏi chung
 
Một số câu hỏi chung liên quan đếnthông tin trên CV của ứng viên, giúp nhà tuyển dụng nắm rõ lý do ứng viên theo đuổi vị trí đang tuyển:
 
Bạn đã làm việc bao lâu ở công ty cũ?
Tại sao bạn muốn làm việc tại vị trí này của chúng tôi?
Bạn thích điều gì ở công ty chúng tôi?
….
 
Câu hỏi về hành vi
 
Một số câu hỏi giả định liên quan đến giải quyết tình huống sẽ giúp nhà tuyển dụng xem xét được hành vi và cảm xúc của ứng viên, chẳng hạn như:
 
Nếu trong cùng một dự án, bạn và đồng nghiệp nảy sinh mâu thuẫn. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Nếu phát hiện đồng nghiệp nói dối cấp trên về một việc quan trọng liên quan tới công ty, bạn sẽ làm gì?
 
Câu hỏi áp lực
 
Một số câu hỏi nhạy cảmmang tính chất dồn ứng viên đến mức căng thẳng, để xem phản ứng, tâm lý của ứng viên có ổn định hay không. Chẳng hạn như:
 
Tại sao bạn lại nghỉ việc công ty cũ?
Bạn có gì để chúng tôi chọn bạn khi bạn chưa bao giờ đảm nhiệm vị trí này?
 
Trên đây là một số mẹo đơn giản nhất giúp nhà tuyển dụng nắm bắt tâm lý ứng viên. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn ra được những ứng viên tuyệt vời cho doanh nghiệp của mình.

Hữu ích?
0 0 NAN 5 0



Liên hệ tư vấn


Quý công ty quan tâm đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự, dịch vụ tính lương, thuê ngoài nhân sự của HR2B. Vui lòng gửi thông tin đến email contact@hr2b.com.

Liên hệ nhanh


Share on network
Top page