Tuy nhiên, vẫn không ít người quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, dưới đây là 3 lý do chính:
Cơ hội thăng tiến
Trước mắt dù mức lương có giảm thì một số nhân viên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng vẫn nhìn thấy được tiềm năng phát triển của bản thân tại công ty. Họ tin rằng trải qua thời kỳ khó khăn, họ sẽ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, từ đó dễ dàng thăng tiến lên vị trí tốt hơn trong tổ chức, hoặc sẽ được tăng lương.
Nhân sự đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn - Ảnh: Internet.
Văn hóa doanh nghiệp
Bên cạnh chế độ lương thưởng, văn hóa công ty là một trong những yếu tố then chốt giữ chân người lao động lâu dài. Họ biết sự điều chỉnh mức lương chỉ là tạm thời, giá trị doanh nghiệp và sự hài lòng về môi trường làm việc mới là điều không dễ tìm thấy.
Vì vậy, doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc xây dựng bản sắc riêng có, truyền tải nó đến từng nhân viên để họ hiểu và cống hiến hết mình. Đó chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, vượt qua mọi thử thách.
Yếu tố khách quan
Ngoài những lý do trên, việc nhân viên quyết định có ở lại với doanh nghiệp hay không còn dựa vào một số lý do khách quan khác như:
- Vị trí công ty: gần chỗ ở, di chuyển thuận tiện.
- Đảm bảo sự cân bằng công việc - cuộc sống: có thời gian cho bản thân, gia đình.
- Môi trường doanh nghiệp tích cực: ít ganh đua, mọi người đoàn kết, tôn trọng nhau.
- Sứ mệnh, giá trị của công ty phù hợp với định hướng bản thân.
Tóm lại, việc nhân viên quyết định ở lại khi doanh nghiệp gặp khó khăn hay không phụ thuộc vào góc nhìn và hoàn cảnh của họ. Và yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất chính là ý nghĩa công việc mà họ đang làm, văn hóa công ty nơi họ dành phần lớn thời gian ở đó.