Trở thành một nhà lãnh đạo là một quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng trong hành trình sự nghiệp của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng là một nhà lãnh đạo tốt và được cấp dưới kính trọng. Hãy để HR2B giúp bạn chỉ ra 5 điểm nên tránh để trở thành nhà lãnh đạo được lòng nhân viên.
Không nắm bắt được công việc của nhân viên
Lãnh đạo không đơn giản là một chức danh có ảnh hưởng mà còn là người chịu trách nhiệm đối với các tình hình kinh doanh. Các nhân viên sẽ xem trọng, công nhận kỹ năng và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo khi có thể nắm bắt được công việc để hướng dẫn và định hướng phát triển của công ty.
Quản lý quá khắt khe
Người lãnh đạo quá khắt khe sẽ khiến cho nhân viên luôn cảm thấy mình kém cỏi dù hoàn thành công việc tốt. Không những thế, khi kiểm soát quá chặt chẽ, nhân viên sẽ cảm thấy bị gò bó, căng thẳng và mất tinh thần làm việc.
Quản lý quá khắt khe sẽ khiến nhân viên mệt mỏi - Ảnh: Internet
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ không cần xuất hiện và xen quá nhiều vào công việc của nhân viên. Hãy để cấp dưới có thể tự do giải quyết công việc theo cách riêng và dựa vào kết quả để đánh giá. Lúc này họ sẽ cảm nhận được sự tin tưởng, coi trọng của bạn và nỗ lực hoàn thành công việc tốt hơn.
Đặt ra những nhiệm vụ bất khả thi
Đây được xem là một trong những điểm mà các nhà lãnh đạo dễ dàng làm mất lòng nhân viên nhất.
Hầu hết các nhân viên khi được tuyển vào đều đã được xem xét về kỹ năng chuyên môn, thái độ phù hợp với công việc. Do đó, nếu cấp trên thường xuyên giao các công việc yêu cầu vượt quá khả năng hay bất khả thi sẽ khiến cấp dưới cảm thấy mệt mỏi, chán nản và muốn rời bỏ công ty.
Không đối xử bình đẳng
Công bằng luôn là yếu tố cần có của một nhà lãnh đạo tốt - Ảnh: Internet
Bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo không đáng kính trọng nếu đối xử không công bằng trong công việc. Tất cả nhân viên đều muốn được đối xử bình đẳng, đây cũng coi như sự xem trọng của nhà lãnh đạo đối với họ. Các cấp dưới sẽ sẵn sàng làm việc hết mình nếu được tôn trọng và đánh giá tốt.
Người lãnh đạo có cái tôi quá lớn
Nhà lãnh đạo có cái tôi quá lớn là người luôn nghĩ việc làm của mình là đúng đắn, không nhận ra lỗi sai và đùn đẩy trách nhiệm xuống cho nhân viên. Điều này sẽ khiến các nhân viên không nể phục và còn ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Một nhà lãnh đạo tốt sẽ biết xin đề xuất ý kiến của nhân viên để giải quyết vấn đề và xem xét các phương án vì mục đích chung.
Một môi trường làm việc tốt hay không có thể đánh giá qua cách ứng xử của các nhà lãnh đạo. Hãy thu phục các nhân viên bằng việc trở thành một nhà lãnh đạo có năng lực và thấu tình đạt lý.