5 cách nhận biết nhanh chóng những lời nói dối của ứng viên trong cuộc phỏng vấn

HO CHI MINH 2282
Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt ra nhiều câu hỏi nhằm đánh giá ứng viên có phù hợp với công việc hay không. Theo đó, các ứng viên cũng cố gắng đưa ra những câu trả lời hay nhất, thậm chí là thổi phồng sự thật để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.
 
Nếu nhà tuyển dụng không tinh ý, việc tuyển nhầm người là rất dễ xảy ra. Hãy cùng HR2B nắm vững 5 mẹo nhận biết ai đang nói dối ngay bên dưới!
 
Không đi vào trọng tâm
 
Nếu ứng viên thực sự chuẩn bị tốt trước buổi phỏng vấn, họ sẽ đưa ra những câu trả lời súc tích, ngắn gọn nhưng đủ ý, đúng với nội dung câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. 
 

Ứng viên không có sự chuẩn bị thường lan man, không trả lời đúng trọng tâm - Ảnh: Internet. 
 
Ngược lại, một ứng viên tồi hoặc thiếu sự chuẩn bị, họ sẽ trả lời theo hướng lan man, vòng vo và đi vấn đề mà nhà tuyển dụng đề cập.
 
Bạn có thể nêu ra những câu hỏi liên quan với nhau để xem tính logic và nhất quán trong các câu trả lời, từ đó đánh giá đúng năng lực ứng viên.
 
Ngôn ngữ cơ thể
 
Những cử chỉ khuôn mặt, động tác tay chân cũng bộc lộ được ứng viên có nói dối hay không. Chẳng hạn như ứng viên luôn né ánh mắt của nhà tuyển dụng khi trả lời, mắt trợn ra, tay chân hơi lóng ngóng vì bồn chồn, không tự tin.
 
Không ít trường hợp ứng viên hồi hộp, lo lắng dẫn đến trả lời thiếu rành mạch, nhưng nếu họ tự tin nhìn thẳng vào mắt người đối diện thì độ trung thực đã cao gấp trăm lần những người miệng luôn khoe thành tích còn mắt luôn lảng tránh.
 
Nêu ra quá nhiều thành tích của đội nhóm
 
Kỹ năng làm việc nhóm cực kỳ quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, một ứng viên chỉ chăm chăm nhắc về thành tích nhóm chắc chắn không có gì nổi bật, họ chỉ muốn bạn quên đi việc hỏi thành tích cụ thể của họ. 
 

Ứng viên không có gì nổi bật thường nói huyên thuyên về thành tích nhóm - Ảnh: Internet.
 
Hãy hỏi họ về vai trò cụ thể cũng như thành thích nổi bật đóng góp vào nhóm đó để đánh giá ứng viên có đang nói đúng sự thật hay không.
 
Đánh giá tính trung thực của hồ sơ
 
Một số ứng viên không có kinh nghiệm nhưng muốn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng ở vòng hồ sơ, họ sẽ thêm vào những thông tin không chính xác hoặc không có. 
 
Vì vậy trong buổi phỏng vấn, bạn cần xác minh lại các thông tin đó có đúng hay không bằng cách đánh giá xem câu trả lời của họ có giống với những gì có trên CV. 
 
Kiểm tra kỹ năng của ứng viên
 
Nhiều ứng viên thường thêm thắt các kỹ năng mềm hay ho vào hồ sơ xin việc trong khi năng lực của họ có hạn. 
 
Bạn có thể xác nhận lại bằng cách đưa ra những câu hỏi về tình huống để xem cách giải quyết vấn đề của họ, hỏi về những tình huống khó khăn trong quá khứ mà họ từng gặp và cách xử lý ra sao, ứng dụng kỹ năng cụ thể vào đó như thế nào,...
 
Trên đây là 5 bí quyết giúp bạn đánh giá được tính trung thực của ứng viên. Tuy nhiên, để hạn chế tối thiếu việc chọn nhầm ứng viên chỉ vì những lời nói dối, bạn nên sử dụng dịch vụ tuyển dụng cao cấp của các đơn vị uy tín, hỗ trợ tối đa việc sàng lọc ra những CV chất lượng nhất.

Hữu ích?
0 0 NAN 5 0



Liên hệ tư vấn


Quý công ty quan tâm đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự, dịch vụ tính lương, thuê ngoài nhân sự của HR2B. Vui lòng gửi thông tin đến email contact@hr2b.com.

Liên hệ nhanh


Share on network
Top page